Bộ môn Đường ô tô & Đường thành phố

Bộ môn Đường ô tô và đường thành phốBộ môn Đường ôtô và đường thành phố, thuộc khoa Xây dựng Cầu Đường, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng, tiền thân là bộ môn Cầu Đường (1986), được thành lập vào tháng 01/2001.

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn ngày càng lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu đào tạo bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng đường bộ.

Đội ngũ cán bộ bộ môn ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từ 5 cán bộ lúc ban đầu nay đã tăng lên 16 cán bộ với 2 giảng viên cao cấp, 1 giảng viên chính, 2 phó giáo sư, 3 tiến sĩ, 14 thạc sĩ, 6 nghiên cứu sinh tại Cộng hòa Pháp, Mỹ, Đức-Singapo, Úc, Nhật, 1 kỹ sư phụ trách công tác thí nghiệm, thực hành.

Phòng thí nghiệm Đường ôtô thuộc quản lý của bộ môn được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, phù hợp với chuyên ngành từ 2 dự án TRIG và Tăng cường năng lực nghiên cứu đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Với lợi thế đội ngũ cán bộ trong bộ môn đều trẻ trung,  năng động, sáng tạo và ham học hỏi, đam mê nghiên cứu, bộ môn Đường ôtô và đường thành phố luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực giao thông vào thực tế xây dựng công trình.

Công tác chuyên môn – học phần đảm nhận: Bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần thuộc 2 chuyên ngành Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Đường và giao thông đô thị (2016) cho bậc đại học, và chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông bậc Cao học, bao gồm: Nhập môn ngành KTXD CTGT, Thiết kế hình học và khảo sát thiết kế đường, Thiết kế nền mặt đường và luận chứng hiệu quả kinh tế đường ôtô, thi công nền đường ôtô, thi công mặt đường ôtô, Tổ chức và quản lý thi công, Khai thác và thí nghiệm đường ôtô, Mỹ học đường ôtô và đường đô thị, Ứng dụng tin học trong xây dựng đường ôtô, Chuyên đề đường, Giao thông đô thị và thiết kế đường phố, Công trình đường ôtô (ngành Kinh tế XD và QLDA, VLXD), Anh văn chuyên ngành, Quy hoạch GTVT và GT đô thị, Kỹ thuật và an toàn giao thông, Hướng dẫn sinh viên thực tập công nhân, thực tập nhận thức, thực tập tốt nghiệp, đồ án các học phần chuyên ngành và đồ án tốt nghiệp; Thiết kế hình học và cảnh quan môi trường đường ôtô, Qui hoạch và thiết kế đường đô thị, Quản lý dự án đầu tư xây dựng đường, Vật liệu và Công nghệ tiên tiến trong XD Đường, Công trình nền – mặt đường, Tự động hoá thiết kế đường ô tô, Phân tích hệ thống giao thông, Qui hoạch và thiết kế sân bay, Ổn định nền đường qua vùng đặc biệt, Hệ thống giao thông thông minh.

Ngoài ra cán bộ của Bộ môn cũng tham gia giảng dạy và hướng dẫn sau đại học cho các học viên cao học thuộc nhóm ngành xây dựng của nhà Trường.

Mục tiêu và sứ mạng: Góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ngành Kỹ thuật công trình giao thông, cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và trên cả nước. Chú trọng phát triển và nâng cao không ngừng năng lực đội ngũ cán bộ; Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Nghiên cứu khoa học: Giảng viên của bộ môn rất nhiệt tình và tâm huyết trong công tác hướng dẫn sinh viên, học viên nghiên cứu khoa học. Hàng năm bộ môn đều có sinh viên đạt giải cao cấp quốc gia: giải thưởng sinh viên NCKH của bộ GD&ĐT, giải thưởng VIFOTEC của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, giải thưởng Loa Thành dành cho khối ngành xây dựng toàn quốc.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là một thế mạnh của bộ môn. Các giảng viên của bộ môn rất tích cực, say mê hoạt động nghiên cứu khoa học, đã có 4 đề tài NCKH cấp bộ, 2 đề tài cấp tỉnh – thành phố, 18 đề tài cấp cơ sở, 2 bằng độc quyền sáng chế và 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tham gia báo cáo kết quả nghiên cứu tại các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế, đã có 178 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội nghị trong nước, quốc tế như Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Nhật, Hàn, Thái Lan, …

Từ các nghiên cứu đạt được, các giảng viên trong bộ môn đã và đang triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, trong công tác đào tạo và hướng dẫn sinh viên, học viên nghiên cứu khoa học. Một số đề tài tiêu biểu đã và đang triển khai áp dụng vào thực tiễn như: Các dự án liên quan đến quy hoạch giao thông, chiến lược phát triển mạng lưới giao thông của các đô thị lớn như thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Giao thông công cộng, … do PGS.TS. Phan Cao Thọ chủ trì; Triển khai ứng dụng tường chắn đất có cốt với cốt tự chế tạo có xét đến đặc điểm xâm thực môi trường và tuổi thọ công trình, Tận dụng phế phẩm tro bay, xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện gia cố nền đất yếu, gia cố làm vật liệu đắp nền đường, móng kết cấu áo đường, Gia cường mái dốc nền đường theo xu hướng xanh và bền vững do PGS.TS. Châu Trường Linh chủ trì; Các sản phẩm đã được đăng ký sáng chế độc quyền và chuyển giao công nghệ thành công của ThS. Nguyễn Biên Cương như:  Phương pháp sản xuất đá Granite nhân tạo dùng xi măng làm chất kết dính, Phương pháp sản xuất tấm chắn rác bằng bê tông tính năng cao, Phương pháp sản xuất gạch bê tông tự chèn mác cao bằng bê tông tự đầm, Máy sản xuất gạch bê tông tự chèn từ bê tông tự đầm theo công nghệ rót rung; Nghiên cứu xói ngầm và xói bề mặt công trình đường do TS. Nguyễn Hồng Hải chủ trì. Bộ môn phối hợp với Khoa XD Cầu đường, trường Đại học Bách Khoa tổ chức thành công hội thảo quốc gia “Hạ tầng giao thông với phát triển bền vững – TISDC 2014”, Hội thảo Việt – Pháp về “Xây dựng và phát triển bền vững” CIGOS-1.2010 và CIGOS-1.2015 mang lại uy tín cho khoa, trường.

Công tác Hội chuyên môn: Các thầy cô thuộc bộ môn Đường ôtô và đường thành phố là lực lượng nòng cốt trong Ban chấp hành  Hội Cầu đường thành phố Đà Nẵng, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam – VSSMGE và Chi hội VSSMGE Miền Trung.  Trong thời gian qua, bộ môn đã góp phần với các Hội, trường ĐHBK, khoa XDCĐ tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn cho kỹ sư tại các tỉnh miền Trung & Tây Nguyên; các Hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc tế.

Nhóm nghiên cứu: Để đáp ứng kịp thời đòi hỏi của công tác giảng dạy chuyên ngành và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong giai đoạn hội nhập quốc tế, bộ môn đã thành lập 2 nhóm giảng dạy – nghiên cứu: Nhóm giảng dạy – nghiên cứu Kỹ thuật giao thông (TRT-TRAENG) và Nhóm giảng dạy – nghiên cứu Công nghệ và vật liệu đường ôtô (TRT-HMT). Nhóm TRT-TRAENG chuyên sâu nghiên cứu các giải pháp thiết kế hình học đường ôtô và đường đô thị, thiết kế tổ chức và điều khiển giao thông, Nghiên cứu qui hoạch phát triển xanh và bền vững giao thông vận tải theo hướng giảm thiểu biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh ITS  trong quản lý và khai thác mạng lưới đường ô tô và đường đô thị. Nhóm TRT-HMT chuyên sâu nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng nền đường đắp qua vùng đất yếu, nền đường đào qua vùng sụt trượt, nền đường đắp cao; Nghiên cứu phương pháp, công nghệ chế tạo các loại vật liệu, cấu kiện xây dựng đường mới, bền vững, phù hợp với điều kiện khí hậu và các loại vật liệu địa phương sẵn có; Nghiên cứu vật liệu và công nghệ mới trong xây dựng mặt đường cứng, mặt đường mềm, mặt đường nửa cứng trong đường ô tô, sân bay; Nghiên cứu các phương pháp mới trong đánh giá chất lượng xây dựng, chất lượng khai thác công trình đường ô tô, sân bay và nghiên cứu các phương pháp mới trong sửa chữa  công trình đường ô tô, sân bay. Các nhóm giảng dạy – nghiên cứu chú trọng đến việc liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu bên ngoài, cùng hợp tác phát triển, chuyển giao công nghệ; đã có nhiều kết quả nghiên cứu đã và đang triển khai ứng dụng thực tế. Ngoài ra thành viên 2 nhóm nghiên cứu cũng có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện, tham gia trong việc quy hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông, công trình giao thông tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Danh sách cán bộ – phân công lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu:

TRT – TRAENG TRT – HMT
Nghiên cứu các giải pháp thiết kế hình học, thiết kế tổ chức và điều khiển giao thông  trên quan điểm an toàn và chống ùn tắc, góp phần hoàn thiện lý thuyết dòng xe hỗn hợp ở Việt Nam.
Ứng dụng ITS trong quản lý và khai thác mạng lưới đường.
Nghiên cứu qui hoạch phát triển bền vững mạng lưới GTVT.(http://scv.udn.vn/thophancao)
PGS.TS. Phan Cao Thọ PGS.TS. Châu Trường Linh Nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng nền đường đắp qua vùng đất yếu, nền đường đào qua vùng sụt trượt, nền đường đắp cao.

Ổn định công trình nền – mặt đường. Địa kỹ thuật công trình xây dựng.

(http://scv.udn.vn/ctlinh/)

Nghiên cứu hoàn thiện một số phương pháp tính toán, thiết kế đường ô tô và đường đô thị phù hợp với điều kiện giao thông, địa hình, địa chất và khí hậu Việt Nam.

(http://scv.udn.vn/voduchoang)

ThS. Võ Đức Hoàng ThS. Nguyễn Biên Cương Nghiên cứu phương pháp, công nghệ chế tạo các loại vật liệu, cấu kiện xây dựng đường mới, bền vững, phù hợp với điều kiện khí hậu và vật liệu địa phương sẵn có.
Nghiên cứu công nghệ mới trong xây dựng & sửa chữa mặt đường cứng, mặt đường mềm, mặt đường nửa cứng, đường ô tô, sân bay.(http://scv.udn.vn/nbcuong)
Nghiên cứu qui hoạch phát triển bền vững mạng lưới GTVT khu vực miền Trung – Tây nguyên, phát triển giao thông công cộng cho các đô thị lớn miền Trung – Tây nguyên.

(http://scv.udn.vn/vohailang)

ThS. Võ Hải Lăng TS. Nguyễn Hồng Hải Vật liệu, công nghệ mới trong xây dựng nền mặt đường ô tô và sân bay.
Ổn định công trình nền – mặt đường.(http://scv.udn.vn/honghai)
Nghiên cứu các giải pháp thiết kế hình học, thiết kế tổ chức và điều khiển giao thông  trên quan điểm an toàn và chống ùn tắc.
Nghiên cứu xây dựng mô hình tâm lý người sử dụng trong công tác thiết kế đường ô tô, đường đô thị ở Việt Nam.(http://scv.udn.vn/tranthiphuonganh)
ThS. Trần Thị Phương Anh ThS. Nguyễn Thanh Cường Nghiên cứu các phương pháp mới trong đánh giá chất lượng xây dựng, chất lượng khai thác công trình đường ô tô, sân bay.

(http://scv.udn.vn/ntcuong)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ITS (intelligent transportation systems) trong khai thác đường đô thị và đường ô tô cao tốc.
Phát triển hệ thống giao thông công cộng.(http://scv.udn.vn/npqduy)
ThS.NCS. Nguyễn Phước Quý Duy ThS.NCS. Hoàng Phương Tùng Nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng nền đường đắp qua vùng đất yếu, nền đường đào qua vùng sụt trượt, nền đường đắp cao.

(http://scv.udn.vn/hptung)

Nghiên cứu quản lý rủi ro và khoa học an toàn trong xây dựng và khai thác công trình đường bộ.

(http://scv.udn.vn/pnphuong)

ThS.NCS. Phạm Ngọc Phương ThS. Trần Thị Thu Thảo Nghiên cứu các phương pháp mới trong sửa chữa  công trình đường ô tô, sân bay. Vật liệu mới và công nghệ cải thiện chất lượng mặt đường ôtô.

(http://scv.udn.vn/tttthao)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ITS (intelligent transportation systems) trong khai thác đường đô thị và đường ô tô cao tốc.

(http://scv.udn.vn/nvtron)

ThS.NCS. Nguyễn Văn Tê Rôn TS. Trần Trung Việt Nghiên cứu các phương pháp mới trong đánh giá chất lượng xây dựng, chất lượng khai thác công trình đường ô tô, sân bay.
Độ tin cậy trong tính toán ổn định công trình nền – mặt đường.(http://scv.udn.vn/trantrungviet)
Nghiên cứu các mô hình kiểm soát và nâng cao chất lượng phục vụ giao thông trên quan điểm hướng đối tượng.
Ứng dụng công nghệ ITS trong khai thác đường đô thị và đường ôtô cao tốc.
ThS.NCS. Lê Nguyên Đình ThS.NCS. Phạm Ngọc Đức Nghiên cứu phát triển công nghệ quan trắc sức khỏe công trình cầu đường. Khảo sát tính chất truyền dẫn nhiệt và ảnh hưởng ăn mòn của môi trường đến công trình đường bộ.

(http://scv.udn.vn/pnduc)

KS. Lê Đức Châu Phụ trách phòng thí nghiệm đường ôtô; kết hợp hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, NCS nghiên cứu khoa học.

(http://scv.udn.vn/ldchau)

Các định hướng phát triển đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy – nghiên cứu và hợp tác quốc tế:

  • Tăng cường bổ sung cán bộ giảng dạy – nghiên cứu đã đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước, chú trọng xây dựng đội ngũ kế cận;
  • Tiếp tục gửi cán bộ đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài, chuyên tu ngắn hạn;
  • Mời các chuyên gia ở các Hội nghề nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu trong và nước ngoài tham gia giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học các chuyên đề đặc biệt, dưới hình thức hội thảo chuyên ngành;
  • Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài cùng tham gia hướng dẫn  các học viên cao học và nghiên cứu sinh;
  • Hợp tác nghiên cứu và giảng dạy với các trường đại học Pháp, Mỹ, Đức, Áo, Nhật, Hàn quốc, …

Các định hướng đào tạo:

  • Liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các trường đại học nước ngoài; Đẩy mạnh đào tạo cao học thực hành, bên cạnh cao học nghiên cứu;
  • Đào tạo nghiên cứu sinh ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;
  • Đào tạo cung cấp chứng chỉ nghề: Tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, kiểm định công trình, chỉ huy công trường, đánh giá an toàn giao thông.

Các định hướng phát triển thiết bị phục vụ giảng dạy – nghiên cứu:

  • Bổ sung các thiết bị từ các nguồn tài chính tăng cường năng lực nghiên cứu, từ các đề tài, dự án nghiên cứu, đặc biệt quan tâm các thiết bị đo ứng suất, biến dạng của công trình nền – mặt làm việc thực tế, quan trắc kỹ thuật giao thông, các thiết bị, phần mềm mô phỏng vật lý, số sự làm việc của công trình, sự hoạt động của dòng xe;
  • Tăng cường hợp tác chiến lược, bền vững với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm chuyên ngành phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
  • Liên kết sử dụng chung thiết bị với các khoa, các trung tâm thí nghiệm, viện nghiên cứu khác thuộc Đại học Đà Nẵng, các đơn vị trong và ngoài nước phục vụ đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Trưởng bộ môn

PGS. TS. Châu Trường Linh