Định hướng chiến lược

Bằng truyền thống, kinh nghiệm và đội ngũ Cán bộ, Giảng viên đã và đang được đào tạo có chuyên môn tốt, khoa Xây dựng cầu đường sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo đã có thương hiệu, không mở rộng quy mô đào tạo mà chủ yếu đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chuyên ngành đào tạo chuyên sâu, hướng đến đào tạo tinh hoa và tạo cơ hội hòa nhập quốc tế.

Bên cạnh chuyên ngành Cầu đường bộ, chuyên ngành Đường và giao thông đô thị, sẽ tiếp tục mở thêm chuyên ngành Cầu và Công trình ngầm thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình Giao thông. Dự kiến mở thêm ngành Địa kỹ thuật vào năm 2015 nhằm đáp ứng các nhu cầu về xây dựng các hạ tầng có liên quan đến nền đất của khu vực và đất nước. Xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ nghề nghiệp và thạc sỹ nghiên cứu cho 2 chuyên ngành Cầu – Hầm và Xây dựng đường & Giao thông đô thị.

Tuyển dụng và gửi cán bộ đi đào tạo sau đại học trong và ngoài nước một số chuyên ngành Cầu, Xây dựng Đường ôtô – đường thành phố, Cơ học đất và nền móng, Địa chất, Vật liệu xây dựng.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị thí nghiệm cho 6 PTN (2 PTN mới), đáp ứng nhu cầu thí nghiệm, thực hành cho sinh viên, học viên cao học, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các Doanh nghiệp, chủ động tìm kiếm nguồn lực tài chính, giải quyết các vấn đề thực tế từ công trình, từ nhu cầu Doang nghiệp, mời đại diện các Doanh nghiệp tham gia giảng dạy, nghiên cứu.

Phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác NCKH đón đầu đầu các công nghệ xây dựng hiện đại.

Thành lập 2 nhóm nghiên cứu và tiến đến thành lập 2 Viện nghiên cứu:

  • Nhóm thứ nhất : “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong xây dựng.”

Lĩnh vực: Nghiên cứu triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại trong công tác thiết kế, thi công, kiểm định, khai thác và đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng dân dụng, cầu đường và thuỷ lợi khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Nghiên cứu các giải pháp thiết kế qui hoạch, nâng cao chất lượng khai thác đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc ở đô thị Việt Nam.

  • Nhóm thứ hai : “Nghiên cứu công nghệ vật liệu và cấu kiện mới trong xây dựng”

Lĩnh vực: Nghiên cứu chế tạo vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng dùng cho các công trình xây dựng cầu, đường, xây dựng dân dụng và thủy lợi phù hợp điều kiện khai thác địa phương.

Đơn vị hợp tác và phối hợp: Các Sở khoa học và Công nghệ, Các Sở xây dựng chuyên ngành, Đại học Cầu đường Paris, Phòng thí nghiệm trung tâm Cầu đường Paris LCPC, Đại học Nantes – CH Pháp, Đại học Melbounre, Wolugong – Úc, Các ĐH Nhật Bản, Viện cơ học, Viện AIT Thailand, Trung tâm NCUD và Tư vấn KTNM công trình, Khu quản lý đường bộ 5, Khoa Cầu đường ĐHXD, Khoa Cầu đường bộ ĐH GTVT Hà Nội…