30 C
Turan

Giới thiệu ngành học – Mã ĐKXT 7580210

Ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng – Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng là ngành được bắt đầu đầu đào tạo từ năm 2019 với chương trình đào tạo (CTĐT) do 3 khoa Xây dựng cùng phối hợp thực hiện. Trên cơ sở kết quả khảo sát các bên liên quan, nhu cầu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật hạ tầng xây dựng hiện đang thiếu hụt trầm trọng; đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội, việc quy hoạch, xây dựng và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

  • CTĐT với nội dung và kiến thức bám sát các yêu cầu của quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật và Quyết định số 1004/QĐ-BXD Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
  • CTĐT theo hệ đại trà: Hệ cử nhân (4 năm, 130 tín chỉ) và hệ kỹ sư (5 năm 180 tín chỉ).

Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân / kỹ sư ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, sinh viên có thể đảm nhận vị trí làm việc sau:

  • Trở thành cán bộ kỹ thuật/ quản lý/ nghiên cứu, có khả năng phối hợp trong khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý và nghiên cứu các hạng mục thuộc lĩnh vực công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chỉ huy trưởng công trường, trưởng các Ban quản lý dự án lĩnh vực công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Làm việc ở các Công ty tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, các Ban quản lý và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật, các trường Đại học và Viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Đào tạo Cử nhân / Kỹ sư Hạ tầng có khả năng

  • Quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước, hạ tầng ngầm…).
  • Quản lý và khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng sáng tạo, hình thành nên các khu đô thị thông minh, đảm bảo tính linh hoạt trong giao thông đô thị, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước công trình và đô thị.
  • Tích hợp kiến thức và giải pháp từ nhiều ngành như xây dựng, quản lý kinh doanh, khoa học máy tính, cơ khí và kỹ thuật xử lý để xây dựng một giải pháp tổng thể có hiệu quả.
  • Tìm kiếm những cách tiếp cận mới để thiết kế một thành phố thông minh. thông qua các công cụ lập kế hoạch trên máy tính và cơ sở dữ liệu.
  • Đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng cả yêu cầu pháp lý và kỹ thuật.
  • Thực hiện được ý tưởng của mình trong các trong các lĩnh vực: Xây dựng, cơ sở hạ tầng, tư vấn, quy hoạch, tiện ích công cộng, vận tải, khởi nghiệp.
  • Làm việc nhóm, làm việc độc lập, có kiến thức chuyên môn sâu, rộng; phương pháp tiếp cận quản lý dự án nhanh và khoa học; có khả năng trình bày ý tưởng và thực hiện ý tưởng mạch lạc.
  • Ngoại ngữ giỏi giúp sinh viên có nhiều cơ hội hơn trong nghề nghiệp, tự tin trong giao tiếp, trong chuyên môn.
  • Sử dụng công nghệ thông tin trong công việc.
  • Quản lý và lãnh đạo trong tổ chức, điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định.
  • Giao tiếp, thuyết trình: Thu thập thông tin, thương thuyết, gây ảnh hưởng qua giao tiếp hoặc văn bản với các cá nhân và tổ chức.

Dự án liên môn (Đồ án) trong quá trình học

  • Quy hoạch và thiết kế chi tiết đơn vị ở
  • San nền và cấp thoát nước
  • Nút giao thông và cầu đi bộ
  • Quản lý hạ tầng đô thị bằng GIS