29 C
Turan
HomeKhoa học Công nghệHội thảo Địa kỹ thuật chuyên đề "Ổn định mái dốc"

Hội thảo Địa kỹ thuật chuyên đề “Ổn định mái dốc”

Ngày 26/2/2013, Khoa XD Cầu đường, Trường ĐH Bách khoa, Đại học Đà Nẵng phối hợp với Hội Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam tổ chức “Hội thảo Địa kỹ thuật: chuyên đề Ổn định mái dốc”.

Khách mời dự Hội thảo:

GS Jonh Curan đến từ Đại học Toronto Canada;

TS Đặng Kiên và bà Jessica Curran đến từ Công ty phần mềm Rocsciene Canada;

GS.TS Nguyễn Trường Tiến, chủ tịch Hội Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam;

Ông Bùi Xuân Định, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam Group (đơn vị tài trợ cho Hội thảo); Cùng đông đảo các nhà khoa học, các KS đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, Hội KHKT Cầu đường, Hội XD, các Công Tư vấn và các Doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Về phía Trường ĐHBK:

TS Trương Hoài Chính, Phó Hiệu trưởng nhà trường

PGS.TS Phan Cao Thọ, Trưởng Khoa XD Cầu đường

ThS Ngô Văn Dũng, Trưởng Khoa XD Thủy Lợi- Thủy điện cùng đông đảo các thầy cô giáo và học viên, sinh viên các Khoa Xây dựng trong trường.

Hội thảo đã nghe các báo cáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đáng chú ý là các bài trình bày “Địa kỹ thuật Việt Nam – thành tựu, thách thức và cơ hội” của GS.TS Nguyễn Trường Tiến; “So sánh, đánh giá phân tích ổn định mái dốc bằng phương pháp cân bằng tới hạn và phương pháp phần tử hữu hạn” của GS.TS John Curran và TS Đặng Kiên; “Tường chắn đất có cột – hư hỏng thực tế, mô phỏng, sửa chữa” của TS Châu Trường Linh; “Bảo vệ mái dốc trên công trình giao thông, Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai” của P.E Trần Văn Việt và KS Mai Triệu Quang; “Một số kinh nghiệm trong thiết kế, thi công bảo vệ mái dốc nền đường và đập thủy điện”của ThS Lê Nguyễn Quốc Việt và ThS Đỗ Hữu Đạo.

Theo PGS.TS Phan Cao Thọ, Trưởng Khoa XD Cầu đường cho biết: Khu vực miền Trung Việt Nam là mảnh đất được xem là có các vấn đề về địa chất tổng hợp từ các vùng miền khác nhau của đất nước và chịu ảnh hưởng rất lớn của của cấu trúc địa chất, của nước mặt, nước ngầm đến sự ổn định bền vững của công trình. Vì vậy, hội thảo này là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, cán bộ giảng dạy và các bạn sinh viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nói trên, đồng thời cũng là dịp giới thiệu những kết quả nghiên cứu khác nhau trong lĩnh vực địa kỹ thuật nhằm tăng cường sự hợp tác có hiệu quả giữa nhà trường và các doanh nghiệp xây dựng.

Cũng trong Hội thảo này, GS John Curran đại diện Công ty phần mềm Rocscience trao tặng bản quyền phần mềm Rocscience cho Nhà trường để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Buổi chiều cùng ngày các đại biểu tham dự hội thảo đã có chuyến thăm quan thực tế công trình mái dốc nền đường Hoàng Sa và Bán đảo Sơn trà Thành phố Đà Nẵng.

latest articles

explore more